Trong quá trình nuôi rắn môi và nghiên cứu thật kỹ quy cách thiết kế chuồng trại với diện tích chuồng gồm 2 loại cơ bản như sau:
Nguyên liệu làm chuống tốt nhất:
Cách 1: Xây tường gạch và mái che lợp tôn hoặc lá dừa cho mát, chiêu cao của chuồng khoảng 3.5m. trên tường nên ốp gạch men hoặc dán tôn cho ran moi khỏi bò ra. Chiều cao của tường xây từ 60cm-80cm là được.
Cách 2: Dùng tôn trơn dựng xung quanh chuồng. Thông thường tôn trơn khi mua về chiều cao là 1,2m các bạn có thể dựng chuồng với chiều cao 1,2m hoặc cắt tôn ra làm 2 và dựng chuồng cao 60 cm cũng được. Vấn đề là nếu bạn dựng chuồng cao 60cm thì bạn không nên chất gạch ống hoặc cây ở gần thành chuồng vì rắn mối có thể nhảy ra ngoài.
Kỹ thuật nuôi rắn mối từ cách dựng chuồng.
2.5mx5.5m hoặc 3mx7m. Số lượng nuôi từ 100-130con/m2 là phù hợp nhất. Gổm 3 phần như sau
1. Phần mái che có lót gạch hoặc tráng xi măng (phần khô). Cho loại chuồng 2.5*5.5 là 3m khô và loại kia là 4m khô.
2. Phần ngoài trời không làm mái che để nền đất (phần ướt). Cho loại chuồng 2.5*5.5 là 2.5m đất và loại kia là 3m đất.
3. Trong phần khô quý vị nên làm them chuồng cho rắn mẹ sinh sản ở ngay góc chuồng từ 1-1.5 m2 để bỏ rắn mối con mẹ vào cho tiện mỗi khi tách rắn mối sắp sinh sản và chăm sóc cho dễ.
GIẢI THÍCH KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG:
Phần khô là phần rắn trú nắng, trú mưa để rắn mối không bị bệnh và vệ sinh chuồng cho tốt và sạch sẽ. Khi chuồng trại được vệ sinh tốt thì bệnh tật sẽ giảm xuống, Đồng thời khay thức ăn của rắn sẽ để ở chỗ ran moi hay đi ra đi vào liên tục để tắm nắng lúc này thức ăn sẽ được ran moi giong ăn dễ dàng hơn mà không phải đi tìm mồi và đỡ hao hụt thức ăn hơn giúp giảm chi phí tăng lợi nhuận.
Ở phần này chúng ta thắp đèn ban đêm để thu hút them các loại côn trùng. Khi sang ra chúng sẽ rúc trong đám rau và cứ thể rắn mối ra ăn.
Còn một điều nữa quý vị cần lưu ý trong các chuồng phải có hệ thống thoát nước nhé và phần khô phải cao hơn phần ướt nhé.
Phần ướt quý vị sẽ trồng rau lang hoặc rau muống để thu hút côn trùng như sâu và các loại côn trùng khác chẳng han….đồng thời làm rau sạch ăn luôn. Rau sẽ giúp phân hủy phân của rắn mối thải ra giúp giảm ô nhiễm khu chuồng trại và giảm bớt thức ăn chúng ta phải cho chúng ăn.
Hướng của chuồng quý vị nên chọn theo hướng Đông hoặc chiều Đông -Tây để có nắng tốt nhất cho rắn mối tắm nằng. Tại phần khô quý vị dùng để xếp gạch làm chỗ trú cho rắn hàng cách hàng khoảng 20cm cho tiện quan sát đồng thời xây một máng nước nhỏ cho rắn uống trong khoảng 2 ngày.
Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn thoát ra ngoài . Dưới nền chuồng có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể…. để làm chỗ trú ẩn cho chúng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mối không bò lên và nhảy ra ngoài.
Lưu ý, rắn mối giống rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để rắn mối sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân rắn mối, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng
BỐ TRÍ BÊN TRONG CHUỒNG NUÔI RẮN MỐI
Bên trong chuồng chúng ta bố trí gạch ống loại to nhất, kích cỡ 20×20. Có thể chất gạch thành hàng, chồng, để tăng diện tích không gian nuôi. Bên cạnh đó ta có thể xen kẽ thêm rơm rạ, lá chuối, tàu lá dừa khô để làm chỗ trú ẩn và tránh ma sát giữa các con trong chuồng nuôi. Nếu thời tiết quá lạnh như ở phía bắc có thể cho thêm rơm rạ hoặc mở thêm đèn sưởi ấm về đêm.
Nếu chỉ chất gạch không thì phải chất cao và chuồng nuôi phải rộng. còn chuồng nhỏ thì gạch xen kẽ rơm rạ, lá chuối. Do chuồng chật chội thì các con sẽ dẫm đạp lên nhau gây ra hiện tượng bóc vảy, trầy da.
Máng nước uống thì hai ngày thay một lần. tránh nước dơ bẩn.
Chuồng nuôi thì 1,2 tuần vệ sinh một lần. Nói chung, vệ sinh để đảm bảo không có mầm bệnh.
Chuồng trại nuôi rắn khá đơn giản, nửa kín, nửa hở để rắn trú nắng mưa và có thời gian phơi nắng. Vách chuồng làm bằng tôn láng để rắn không chui ra ngoài; dưới mái che đặt gạch ống làm nơi trú ngụ cho rắn…
Trong quá trình nuôi rắn môi và nghiên cứu thật kỹ quy cách thiết kế chuồng trại với diện tích chuồng gồm 2 loại cơ bản như sau: