Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Kỹ thuật nuôi dế

Kỹ thuật nuôi dế

 KỸ THUẬT NUÔI DẾ CƠM

Dế cơm là loại dế to hơn dế mèn, có thận hình trắng, các chân dế cơm có màu trắng. Dế cơm có tuổi thọ trung bình là 12 tháng. Một dế cơm mái đẻ được 200 trứng. Tỷ lệ nở trứng dế cơm là 95%-97%.

– Hiện tại có nhiều kỹ thuật nuôi dế cơm ở Việt nam và các nước trên thế giới.

– Người nuôi dế cơm có thể sử dụng thùng nhựa 80 lít có nắp đậy, hoặc thùng nhựa 40 lít có nắp đậy hoặc thau nhựa và có lồng bàn đậy trên thau nhựa đó; hoặc hồ nuôi phải có rãnh thoát nước, che đậy rãnh thoát nước, có tấm chắn hoặc màng để che hồ nuôi dế cơm nhằm tránh cho dế cơm bay ra ngoài hoặc nhảy ra ngoài…

– Người nuôi dế cơm cần chú ý một điểm quan trọng là: dế cơm rất hay thường xuyên cắn nhau, chúng cắn nhau rất dữ dội và làm cho các chân của chúng bị cụt hoặc bị rụng. Do đó, người nuôi dế cơm không nên để các con dế cơm chung với nhau mà không có các vật che chắn như là cỏ, các loại lá cây xanh, để tạo khoảng cách che chắn giữa các con dế cơm với nhau.

– Cho vào thùng nhựa 40 lít (hoặc thùng nhựa 80 lít, thau nhựa) một lớp đất có độ dày trên 25cm – 35 cm, đất xốp, hơi ẩm, không có đá, không có sỏi; không sử dụng đất cát; nên sử dụng đất ruộng hoặc đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây kiểng.

– Rải một lớp cỏ mỏng lên trên bề mặt đất trong thùng nhựa hoặc thau nhựa – nếu có thì tốt.

– Thả dế cơm giống theo tỷ lệ 1:2 – một dế cơm trống và 2 dế cơm mái hoặc tỷ lệ 1:1 – một dế cơm trống và một dế cơm mái.Tổng số lượng dế cơm thả giống vào thùng hoặc thau là tùy thuộc vào tình hình thực tế; ví dụ: có thể thả tống dế cơm là 2, 3, 6, 10, 20, 30…

– Cho một khay cám và một khay nước, bổ sung 2 hạt đậu phộng cho mỗi con cách nhau  3 ngày. Bốn ngày phun nước một lần để giữ ẩm cho dế. Cứ chăm sóc bình thường như thế đến khi dế trưởng thành.

– Khi thấy hết khay cám, cho cám mới vào.

– Khi thấy cỏ khô thì bổ xung cỏ mới vào.

– Khi thấy hết khay nước, cho nước mới vào.

– Khi thấy cám bị mốc, thay cám mới.

– khu vực nuôi Dế cơm phải có mái che mưa, che nắng. Sô nuôi phải đậy nắp để tránh những con vật lớn vào ăn dế, phòng tránh kiến vào hại Dế.

Lưu ý

– Dế cơm sau khi đẻ xong sẽ chết, thùng đất chứa dế mẹ chính là khay trứng, từ 9 – 12 ngày sau khi dế mẹ chết –> dế con sẽ nở ra và sinh trưởng ngay trong thùng đất mà dế mẹ đã ở.

– Quan sát 2 – 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng còn nguyên vẹn thân hình, các chân còn nguyên thì nguyên nhân là do mật độ nuôi quá cao và nên phân đàn dế cơm trong thùng đó hoặc thau đó sang một thùng mới hoặc thau mới.

– Quan sát 2- 5 ngày đầu tiên thả giống dế cơm, nếu dế cơm chết nhưng chân dế cơm bị thối rửa, bị ăn mòn, bị ăn loét thì nguyên nhân là do độ ẩm quá cao và nên không phun nước nữa; hoặc nên thay đất xốp mới.

– Không phun nhiều nước vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; không phun nước vào khay cám bởi vì sẽ làm cám bị mốc. Nếu đất trong thùng hoặc thau nuôi dế cơm quá khô, không ẩm thì dế cơm sẽ vào khay nước và bún nước ra xung quanh thùng, thau nuôi dế cơm để cho tăng độ ẩm của đất trong thùng, thau nuôi dế.

– Dế cơm mái sau khi đẻ trứng thì dế cơm mái đó rất yếu; có thể chết sau khi đẻ trứng một ngày đến vài tuần sau đó.

– Một kg dế cơm trưởng thành có trung bình 200 – 250 con dế cơm

– Số lượng thà nuôi dế cơm thương phẩm tùy thuộc vào thùng hoặc thau nuôi dế cơm; nên thả dế cơm từ 30 con dế cơm đến 250 con dế cơm

 PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẾ TA

Con dế, chữa viêm và sỏi bàng quang

Loài dế có tên khoa học Acheta assimilis, là loài bọ cánh thẳng, có râu dài, cặp chân sau to, khoẻ, đào hang sống dưới đất, chuyên ăn hại rễ cây. Trên thế giới ước tính có 1.000 loài dế khác nhau. Ở nước ta, dế có nhiều loài như dế dũi, dế mèn, dế than…

Theo Đông y, dế có vị mặn tính hàn, không độc, quy vào kinh bàng quang, đại tràng và tiểu tràng, công năng thông trệ, lợi đại, tiểu tiện, thúc đẻ, sau đẻ rau thai không ra. Dùng trong các trường hợp chữa thuỷ thũng, táo bón và tiểu tiện bí dắt, sỏi đường niệu. Có thể dùng dưới dạng bột hoặc dạng thuốc sắc, ngày 6 – 12g.

Để làm thuốc, người ta bắt các con dế, kể cả dế dũi hoặc dế mèn, trước hết cho vào dụng cụ như giỏ tre, đậy kín hom, rồi ngâm vào chậu nước, vừa ngâm vừa xóc cho sạch đất cát, tạp bẩn. Sau khi rửa sạch, dế được ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem sấy cho khô, cần nâng nhiệt độ sấy lên 50- 60oC, ngay từ đầu để dế không bị ôi thiu, sau đó nâng từ từ nhiệt độ lên cao hơn cho đến khi dế khô giòn, bên ngoài có màu vàng, mùi thơm, vị béo ngậy, là được.

 Sau khi sấy, lấy dế ra để nguội rồi bảo quản trong các lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa khô, đậy kín, để nơi cao ráo, thoáng gió, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu mọt phá hoại. Khi dùng có thể đem tán thành bột mịn. Đôi khi dùng với lượng ít, người ta chỉ cần chế dế bằng cách nướng trên các mảnh ngói sạch, có lót muối.

 Sau đây là những bài thuốc từ con dế:

Chữa đau khắp mình mẩy: Dế dũi (bỏ chân, càng), sa nhân (bỏ vỏ ngoài), lượng hai vị bằng nhau, phơi khô, sao vàng tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2-3g với rượu.

Chữa chứng viêm bàng quang: Dế 4 con (đã sơ chế như trên), lá sen tươi 2 lá. Uống dưới dạng nước sắc. Ngày một thang, uống liền 1 tuần.

Chữa sỏi bàng quang: Kim tiền thảo 40g, xa tiền thảo 40g, ngư tinh thảo 40g, dế mèn hoặc dế dũi 5 con. Trước hết đem các con dế rửa sạch đất cát, ngắt bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, rồi đem các con dế đặt trên mảnh ngói mới, hoặc mảnh bát sạch đã có sẵn một ít muối ăn. Đặt mảnh ngói lên mặt bếp than hồng, đến khi các con dế bị cháy, hết khói, là được. Lấy ra, để nguội, bỏ hết muối, nghiền các con dế thành bột mịn. Mặt khác đem sắc ba loại dược liệu trên, lấy nước chia làm 2 lần để uống trong ngày với bột dế. Có thể uống liền vài tuần lễ.

Chữa “lậu ké đau buốt” (chứng có sỏi trong đường niệu): Dế dũi 7 con, muối ăn 40g. Cho muối vào miếng ngói sạch rồi đặt các con dế đã sơ chế như trên vào chính giữa khối muối, đặt trên bếp lò, sấy khô. Lấy dế ra, bỏ hết muối, nghiền thành bột mịn, uống với rượu hoặc nước ấm, mỗi lần 4g, vào lúc đói. Uống vài tuần liền.

Chữa cam tẩu mã: Dế dũi 1 con, bọc bằng màng trắng trứng gà, cho vào miệng một con cóc, lấy đất sét bọc kín lại, đem nung lửa đến khô. Lấy ra, nghiền nhỏ, dùng tăm bông thấm thuốc bôi nhiều lần cho đến khi khỏi.

Chữa tiểu tiện bí, nước tiểu ít: Dùng dế và bột cam thảo, đồng lượng, mỗi lần uống 2 – 6g, ngày 2 – 3 lần, trước khi ăn. Nếu không có bột dế chế sẵn, có thể lấy khoảng 20 – 30 con dế, rửa sạch, bỏ chân, cánh, ngắt đầu, rút ruột, sao nhỏ lửa tới khi khô giòn, vàng đều, nghiền mịn. Mặt khác dùng bột cam thảo, đồng lượng, trộn đều uống với nước ấm. Ngày 2 lần.

Trường hợp người già tiểu tiện khó khăn: Dế mèn 4 con, dế dũi 4 con. Nếu không có đủ hai loại dế thì dùng 8 con (một loại). Đem ngắt bỏ chân cánh, bỏ đầu, rút ruột, cùng với 3g cam thảo, sắc với 300ml nước, còn khoảng 150 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẾ TA

1. Phân biệt dế đực, dế cái

– Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt.

  – Dế cái cánh màu đen, bóng mượt.

  – Dế đực bụng nhỏ hơn.

– Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng.

– Dế đực không có máng đẻ trứng.

– Dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế      cái cắm xuống đất đẻ trứng.

– Dế đực kêu để ve vãn con cái.

– Dế cái không kêu được.

2. Vòng sinh trưởng

– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 – 12 ngày dế con sẽ nở.

– Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày.

– Dế trưởng thành từ 50 – 55 ngày trở đi bắt đầu sinh sản

3.  Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:

– Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.

-Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 80-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực…

– Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm).

-Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15-20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 – 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất độc hại… Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản…

4. Thức ăn cho dế

– Các bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột… tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn.

– Ngoài ra các bạn có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn.

– Cần đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống.

5. Cách chọn dế giống

– Chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân.

– Ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái.

– Tùy thuộc hình thức nuôi để các bạn quyết định số lượng dế giống, trong một chậu các bạn để 1 khay nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo.

6.  Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:

– Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.

– Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ.

– Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).

– Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.

– Dế rất nhát, vì vậy ta nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.

7. Cách ấp trứng

– Xô ấp trứng được thiết kế như sau:

– Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1- 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đó nhỳng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm.

– Sau khi đó làm xong các việc mới đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25-30oC (nhiệt độ phũng). Sau 8-12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đó nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.

Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý:

– Vệ sinh chuồng nuôii và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc… Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30oC.

– Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dừi hàng ngày, tránh kiến gây hại…

8. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi

– Dế mới nở từ 2 khay trứng trung bình được khoảng 2000 con.

– Các bạn để từ 1 – 2 cái dế bắc nồi cơm vào chậu nuôi cho dế có chỗ đậu, leo treo, trú ẩn.

– Để vào chậu dế 2 – 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ).

– Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên các bạn không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Các bạn cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.

9. Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi

– Lúc này dế đã lớn các bạn có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối nữa. Tôi thường để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Các bạn nên cho thêm dế cho dế mèn đậu.

– Nếu mật độ dế quá đông các bạn nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000 con.

– Các bạn có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn.

– Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám các bạn lên bỏ đi và thay cám mới. Tuỳ theo tốc độ dế ăn mà các bạn cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí.

– Khoảng 5 – 7 ngày các bạn nên vệ sinh chậu nuôi một lần.

Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục… Vỡ vậy, chiều tối ta cấn đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.

10. Thu hoạch:

– Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.

– Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.

11.Phòng và trị bệnh:

 – Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế…

– Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.

– Bệnh đường ruột:

+ Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…

+ Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.

+ Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *